25 tháng 9, 2010

Thông tư 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 quy định về đặt tên, đổi tên đường


THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường,
phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11 tháng 07 năm 2005 của Chính phủ
Thi hành Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế này như sau:
I. Nguyên tắc về đặt tên đường, phố và công trình công cộng đối với danh nhân có tên gọi khác nhau (Điều 6 của Quy chế)
1. Trong lịch sử có một số danh nhân có các tên gọi khác nhau (Ví dụ: Nguyễn Huệ, Quang Trung; Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh;...), việc đặt tên được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị, trừ các trường hợp sau đây:
a) Địa phương là quê hương của danh nhân (Ví dụ: Thành phố Vinh có thể đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi Nguyễn Sinh Cung, Chủ tịch Hồ Chí Minh).
b) Địa phương gắn bó trực tiếp với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân (Ví dụ: thành phố Quy Nhơn, thành phố Huế có thể đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi Nguyễn Huệ, Quang Trung).
2. Căn cứ vào ý nghĩa lịch sử, loại đô thị, vị trí, quy mô đường, phố hoặc công trình công cộng lớn hay nhỏ để đặt tên cho tương xứng với tầm vóc của danh nhân.
II. Đặt tên đường, phố (Mục 2 Chương 1 của Quy chế)
1. Từ "đường", "phố" đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Nhiều đô thị ở Việt Nam cũng sử dụng cả hai từ này. Vì vậy, trong quy hoạch các khu đô thị mới và đặt tên đường, phố mới cần căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để xác định cụ thể là "đường" hoặc là "phố"
2. Không đổi từ "đường" thành từ "phố" hoặc từ "phố" thành từ "đường" đã được viết trên biển tên đường, phố và nhân dân đã quen gọi là "đường" hoặc "phố", trừ trường hợp thật cần thiết.
III. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội (khoản 2 Điều 10 của Quy chế)
Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội là những danh từ chung như Độc lập, Tự do, Dân chủ, Thống nhất, Giải phóng, Đồng khởi.... Những danh từ đó đều có thể sử dụng để đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng.
IV. Tên gọi ngõ (kiệt), ngách (hẻm) (Điều 13 của Quy chế)
1. Từ "ngõ", "kiệt", "ngách", "hẻm" được sử dụng theo ngôn ngữ của địa phương, nên từng đô thị có thể sử dụng các từ đó theo cách gọi của từng địa phương mình.
2. Đầu đường, đầu phố là nơi bắt đầu từ số nhà nhỏ nhất.
3. Không đặt tên ngõ, ngách. Ngõ được gọi theo biển số nhà nhỏ giữa hai số nhà đầu ngõ, kèm theo tên đường hoặc phố.
Ví dụ: Ngõ ở giữa số nhà 99 và 101 phố Nguyễn Du được gọi là:
NGÕ 99
PHỐ NGUYỄN DU
Trong trường hợp ngõ đã có tên gọi từ trước ngày Nghị định 91/2005/NĐ-CP có hiệu lực, tên ngõ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân mà không gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì có thể giữ lại tên ngõ.
V. Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Thành phần Hội đồng tư vấn gồm đại diện các cơ quan quản lý: Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông Công chính, Sở Tài nguyên Môi trường; một số nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan.
Hội đồng tư vấn do Sở Văn hóa - Thông tin làm cơ quan thường trực, Tổ thư ký gồm thành viên của các cơ quan có liên quan.
2. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ:
a) Tổng kiểm kê tên các đường, phố và công trình công cộng của các đô thị thuộc tỉnh, thành phố đã được đặt tên. Mỗi đô thị có hồ sơ riêng và tên được xếp theo loại (tên địa đanh; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu; tên danh nhân); mỗi loại tên được xếp theo thứ tự A, B, C.
b) Phát hiện những tên đường, phố trùng nhau, chưa đúng hoặc chưa hợp lý để đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân cho sửa hoặc thay đổi.
c) Căn cứ vào các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để nghiên cứu xác lập ngân hàng tên (danh mục tên được lựa chọn, lưu trữ) để có thể sử dụng lâu dài cho việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên ở các đô thị của tỉnh, thành phố. Ngân hàng tên này cũng được xếp loại như nêu tại điểm a, khoản 2, Mục V, kèm theo hồ sơ đầy đủ của mỗi tên được đưa vào danh sách.
d) Lựa chọn những tên phù hợp trong ngân hàng tên dự kiến đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp.
VI. Hình thức lấy ý kiến về dự kiến đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Tổ chức hội nghị gồm đại diện các cơ quan và các nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan để lấy ý kiến.
2. Công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia ý kiến.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải lấy ý kiến Bộ Văn hóa - Thông tin về dự kiến đặt tên, đổi tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, tên đường, phố trước khi trình Hội đồng nhân dân thành phố.
Hồ sơ gửi tới Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Di sản văn hóa) gồm:
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến đặt cho đường, phố, công trình công cộng; mô tả tóm tắt về quy mô của đường, phố hoặc công trình công cộng đó;
- Sơ đồ vị trí đường, phố, công trình công cộng dự kiến đặt tên.
Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin để có văn bản trả lời trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp cần kéo dài thời gian cũng không quá 15 ngày.
VII. Biển tên đường, phố
1. Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x 40cm.
Đối với đô thị loại nhỏ, kích thước biển có thể nhỏ hơn, nhưng phải đảm bảo thống nhất kích thước biển trong cùng một đô thị.
2. Mầu sắc: Xanh lam sẫm; đường viền trắng rộng 0,5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.
3. Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.
4. Chữ viết trên biển:
Kiểu chữ: Chữ in hoa không có chân, mầu trắng; từ đường hoặc từ phố ở dòng trên, từ tên đường hoặc tên phố ở dòng dưới và có cỡ chữ to hơn từ đường hoặc từ phố. Đô thị nào có lô-gô thì thể hiện lô-gô mầu trắng lên góc cao bên trái biển.
5. Vị trí gắn biển:
- Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường, phố và ở các điểm giao nhau với đường, phố khác.
- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10 cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường, phố giao nhau; hai biển tên hai đường, phố giao nhau gắn vuông góc với nhau trên một cột. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì biển có thể được gắn trên cột điện đó.
VIII. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương cần phản ánh về Bộ Văn hóa - Thông tin để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Thông tư liên tịch Số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, PHÒNG VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12  năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Liên bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) như sau:
Phần I.
SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hoá trong lĩnh Vực Văn hoá. gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng, Phó Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. sau khi phối hợp và thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về văn hóa, gia (tỉnh, thể dục, thể thao và du lịch;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội đồng chuyên ngành về văn hoá, gia đình thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
4. Về di sản văn hoá:
a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá tri di sản văn hoá tại địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh;
d) Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh;
e) Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;
g) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật;
h) Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân;
i) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tính gưỡng gắn vớí di tích, nhân vật lịch sử tại địa phương.
5. Về nghệ thuật biểu diễn:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp tổ chức các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
b) Tổ chức thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn tỉnh;
c) Thẩm định, cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn; chương trình biểu diễn thời trang ở trong nước và có yếu tố nước ngoài cho các đối tượng :
Đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang thuộc địa phương;
Các tổ chức kinh tế-xã hội khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp không bán vé tại nhà hàng, vũ trường;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội không có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có nhu cầu tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp có doanh thu nhằm mục đích phục vụ công tác xã hội, từ thiện ở địa phương;
- Tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đặt trụ sở chính tại địa phương.
d) Cho phép các đoàn nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương quản lý ra nước ngoài biểu diễn, các đoàn nghệ thuật, diễn viên nước ngoài đến biểu diễn nghệ thuật tại địa phương; cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu tại địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ và diễn viên biểu diễn chuyên nghiệp theo phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
e) Tổ chức thực hiện Quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành băng, đĩa ca nhạc và vở diễn.
6. Về điện ảnh:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc miền núi, hải đảo và lực lượng vũ trang;
b) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách nhà nước, Hội đồng thẩm định phim cấp tính theo quy định của pháp luật về điện ảnh;
c) Cấp thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương  sản xuất hoặc nhập khẩu;
d) Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về điện ảnh;
đ) Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp phản chiếu lưu động, phim phát trên các phương tiện khác tại các điểm hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí công cộng;
e) Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh băng đĩa phim và các hoạt động điện ảnh khác tại địa phương.
7. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:
a) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh theo Quy cho xây dựng tượng dài, tranh hoành tráng của Bộ Văn hoá. Thể thao và Du lịch;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy mô cấp tỉnh;
c) Cấp thu hồi, điều chỉnh giấy phép, kiểm tra và hướng dẫn hoạt động triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn các loại hình nghệ thuật đương đại và các triển lãm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hoá, thể thao và du lịch; tổ chức các cuộc thi ảnh nghệ thuật, liên hoan ảnh; quản lý việc sao chép tác phẩm mỹ thuật tại địa phương theo các Quy chế do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành;
đ) Thẩm đỉnh, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây dựng hoặc tu bổ, tôn tạo tượng đài, tranh hoành tráng, công trình liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
8. Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn tỉnh các quy định về cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Thẩm định quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nhà nước cố thẩm quyền.
9. Về thư viện:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao các xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương cho thư viện cấp tỉnh theo quy định;
b) Hướng dần việc đăng ký hoạt động thư viện trong tỉnh theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đăng ký hoạt động đối với thư viện cấp tỉnh;
c) Hướng dẫn các thư viện trong tỉnh xây dựng quy chế tổ chức hoạt động trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
10. Về quảng cáo:
a) Thẩm định hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, pa- nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và các hình thức tương tự treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời hoặc tại nơi công cộng trên địa bàn tỉnh;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thắm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo (trừ báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm).
11. Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở ở địa phương sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Vắn hoá, Thể thao và Du lịch;
c) Hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang; xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hoá trên địa bàn tỉnh;
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; chịu trách nhiệm
Thường trực Ban cố đạo phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá’’;
d) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hoá dân tộc bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh;
e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh;
g) Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tác tranh cổ động. cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh;
h) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý karaoke, vũ trường. Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quấn chúng và các hoạt động văn hoá khác tại địa phương;
i) Quản lý hoạt động sáng tác và phổ biến tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật.
12. Về gia đình:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng và chống bạo lực trong gia đình;
b) Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình Việt Nam;
c) Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về gia đình.
13 . Về thể dục thể thao cho mọi người :
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao quần chúng ở địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên, trọng tài thề dục, thể thao sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Chủ trì phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao; phổ biến, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp;
d) Xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu và chỉ đạo. hướng dần tổ chức các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp tỉnh;
đ) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các hoạt động thể thao giải trí trong các điểm vui chơi, khu du lịch, điểm du lịch, khu văn hoá thể thao trên địa bàn tỉnh;
e) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên và các đối tượng quần chúng khác tham gia hoạt động thể dục, thể thao;
g) Tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khoẻ truyền thống;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc công nhận gia đình thể thao trên địa bàn tỉnh;
i) Phối hợp với Sở Giáo đục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh. Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang tại địa phương.
14. Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh, các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền giao và phê duyệt;
c) Tổ chức thực hiện chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quyết định phong cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.
15. Về du lịch :
a) Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt,
b) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
c) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh;
d) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận;
đ) Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
g) Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác;
h) Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch;
i) Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
k) Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.
16. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
17. Thẩm định, tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển liên quan đến văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh.
18. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ về lĩnh Vực Văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
19. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập về văn hoá, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
20. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc tổ chức các lễ hội văn hoá. thể thao, du lịch quy mô cấp tỉnh.
21. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
22. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao vườn lịch đối với Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
23. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Sở.
24. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các vi phạm pháp luật về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
25. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đối với các tài năng văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh.
26. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
28. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
29. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo Sở
a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Mình không quá 04 Phó Giám đốc.
b) Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở.
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Các tổ chức được thành lập thống nhất, gồm:
+ Phòng Nghiệp vụ văn hoá;
+ Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình;
+ Phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao;
+ Phòng Nghiệp vụ du lịch;
+ Phòng Kế hoạch-Tài chính;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Thanh tra;
+ Văn phòng.
b) Các tổ chức được thành lập theo đặc thù:
Căn cứ vào đặc điểm, khối lượng công việc thực tế ở địa phương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thể thành lập một số phòng đặc thù theo lĩnh vực: Phòng Di sản văn hoá; Phòng Thể thao thành tích cao; Phòng Nghệ thuật; Phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch hoặc phòng có tên gọi khác.
Việc thành lập các phòng chuyên môn nghiệp vụ phải bảo đảm nguyên tắc bao quát đầy đủ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở chức năng, nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của phòng và tổ chức khác thuộc Sở; bảo đảm đơn giản về thủ tục hành chính và thuận lợi trong việc giải quyết các đề nghị của tổ chức và công dân.
Số lượng và tên gọi cụ thể các phòng chuyên môn nghiệp vụ do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng tổng số phòng chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm cả Văn phòng. Thanh tra) của Sở không quá 10 phòng, đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 12 phòng.
c) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, gồm:
- Bảo tàng tỉnh;
- Thư viện tỉnh;
- Trung tâm Văn hoá tỉnh;
- Đoàn nghệ thuật;
Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng;
Ban quản lý di tích;
- Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao;
- Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch;
- Các cơ sở đào tạo về văn hoá, thể thao và du lịch.
Các đơn vị sự nghiệp nêu trên và các đơn vị sự nghiệp khác (nếu có) trực thuộc Sở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Biên chế.
a) Biên chế hành chính của Sở Văn hóa, Thề thao và Du lịch do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao:
b) Biên chế sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của pháp luật 
Phần II.
PHÒNG VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhan dân cấp huyện quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc tính Vực Văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện (việc thực hiên chức năng quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ra phòng được quy định trong Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ).
2. Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản  riêng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.
II. NĂM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hoá hoạt động và hoá, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình.
4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào "Toàn dàn đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh: bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện.
5. Hướng dãn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện.
6. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
7. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường. thị trấn.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình. thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiên công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cấp huyện và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
10. Quản lý tổ chức, biên chế. thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
11. Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhan dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng Văn hoá và Thông tin còn thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn về lĩnh vực thông tin, truyền thông theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ.
III. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Phòng Văn hóa và Thông tin có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng.
a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ  ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng;
b) Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;
c) Việc bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch ở cấp huyện có thể được thành lập gồm: Trung tâm Văn hoá, Thư viện, Trung tâm Thể dục thể thao hoặc Trung tâm Văn hoá-Thể thao. Các tổ chức sự nghiệp có con dấu, tài khoản riêng. Việc thành lập các tổ chức sự nghiệp này do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3 . Biên chế:
Biên chế hành chính củàphòng Văn hóa và Thông tin do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Uỷ. ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Phần III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tự liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BVHTT-BNV ngày 21  tháng 01 năm 2005 của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về văn hoá-Thông tin ở địa phương, Thông tư liên tịch số 88/2005/TTLT –UBTDTT- BNV ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Uỷ ban Thể dục Thể thao và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở địa phương, Thông tư số 48/2005/ TT -BNV ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Văn hóa và Thông tin;
b) Căn cứ đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương, quyết định việc thành lập, sáp nhập giải thể, chia tách và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch cửa tỉnh trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này .
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh cần phản ánh kịp thời về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết theo thầm quyền./.

BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ



Trần Văn Tuấn
BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


Hoàng Tuấn Anh

Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 xử phạt VPHC về quyền tác giả, quyền liên quan


 NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt hành chính.
2. Vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Nghị định này bao gồm những hành vi vi phạm quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Hình thức xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính: mỗi hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoạt động kinh doanh, tư vấn, dịch vụ;
c) Tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các giấy tờ tài liệu liên quan khác bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo hoặc đã bị hủy bỏ hiệu lực;
d) Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, giới thiệu tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
2. Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
3. Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan với điều kiện không làm ảnh hưởng đến việc khai thác quyền của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với:
a) Hàng hóa quá cảnh, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Phương tiện, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh bản sao mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan.
c) Thiết bị quá cảnh, nhập khẩu được sử dụng để làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình.
5. Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán;
6. Buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã truyền đạt trái phép trên mạng kỹ thuật số;
7. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng sao chép trái phép dưới hình thức điện tử.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn trên thì cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại, kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai không đúng nội dung đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ hiệu lực và thu hồi.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong giao dịch hoặc các quan hệ khác khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ hiệu lực và thu hồi.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các giấy tờ tài liệu liên quan khác bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo hoặc đã bị hủy bỏ hiệu lực.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức đại diện tập thể có hoạt động ngoài phạm vi hợp đồng ủy thác quyền tác giả, quyền liên quan với các chủ thể.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức đại diện tập thể có hoạt động ngoài lĩnh vực đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh tổ chức đại diện tập thể để tiến hành các hoạt động liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có chức năng giám định về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục giám định;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định pháp luật;
d) Kết luận giám định sai sự thật, kết luận giám định không đủ căn cứ hoặc căn cứ không phù hợp với vụ việc;
đ) Tiết lộ bí mật thông tin có được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên về quyền tác giả, quyền liên quan từ 180 ngày đến 360 ngày hoặc không thời hạn đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức tư vấn, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động tư vấn, dịch vụ không thuộc phạm vi hợp đồng ủy thác với chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức tư vấn, dịch vụ hoạt động không đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động tư vấn, dịch vụ không thuộc phạm vi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh tổ chức tư vấn, dịch vụ để tiến hành các hoạt động tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động tư vấn, dịch vụ từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức tư vấn, dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 10. Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hoặc cho người có thẩm quyền khi được yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành quyết định, yêu cầu thanh tra, kiểm tra của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Không cung cấp tài liệu, số liệu hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc sai sự thật cho việc thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Gây khó khăn, cản trở việc thanh tra, kiểm tra của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lăng mạ, xúc phạm, làm nhục người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra;
b) Trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền, không thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định thanh tra, kiểm tra.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ, phá bỏ niêm phong, tự ý làm thay đổi hiện trường, thay đổi số lượng, chủng loại hàng hóa là tang vật vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan đang bị thanh tra, kiểm tra, niêm phong hoặc tạm giữ;
b) Tẩu tán, thủ tiêu tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 11. Hành vi vận chuyển hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh vi phạm hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị nhập khẩu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Hành vi tàng trữ, chứa chấp hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, chứa chấp hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị nhập khẩu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 13. Hành vi quảng cáo hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các biển hiệu, bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo, băng rôn và các hình thức tương tự; trên các phương tiện khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các phương tiện giao thông.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các xuất bản phẩm, báo in và các ấn phẩm khác.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các phương tiện phát sóng, bao gồm cả phương tiện kỹ thuật số.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ nội dung sản phẩm quảng cáo vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 14. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trích dẫn hợp lý tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không nêu tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh của tác giả, tên tác phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh của tác giả, tên tác phẩm trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được định hình và các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh tác giả, giả mạo chữ ký tác giả.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu huỷ hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà không được sự đồng ý của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 16. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố lần đầu tiên tác phẩm đồng tác giả, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả mà không được phép của các đồng tác giả khác, đồng chủ sở hữu khác hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố lần đầu tiên tác phẩm mà không được phép của tác giả, các đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của đồng tác giả khác, đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tác phẩm được tạo ra do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tác phẩm được tạo ra do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm để biểu diễn trực tiếp mà không được sự đồng ý của đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm để biểu diễn trực tiếp mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm để biểu diễn thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm để biểu diễn thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 19. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được phép của đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền phân phối dưới hình thức bán tác phẩm
Hành vi phân phối dưới hình thức bán tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bị xử phạt như sau đây:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
Điều 21. Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh vi phạm hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà không được phép của đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phương tiện, thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ vi phạm từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 23. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu huỷ hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 24. Hành vi làm tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Hành vi bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với thiết bị quá cảnh vi phạm hoặc buộc tái xuất đối với thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 27. Hành vi chiếm đoạt quyền tác giả
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền nhân thân sau:
a) Quyền đặt tên cho tác phẩm;
b) Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
c) Quyền công bố tác phẩm;
d) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền tài sản sau:
a) Quyền làm tác phẩm phái sinh;
b) Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Quyền sao chép tác phẩm;
d) Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức, cá nhân có các hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không giới thiệu tên hoặc giới thiệu không đúng tên người biểu diễn khi biểu diễn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, cắt xén vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn dưới bất kỳ hình thức nào không được sự đồng ý của người biểu diễn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc hình tượng biểu diễn dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản sao dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 30. Hành vi xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của người biểu diễn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi định hình cuộc biểu diễn trực tiếp trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu bản định hình cuộc biểu diễn, phương tiện được sử dụng để định hình cuộc biểu diễn đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy bản định hình cuộc biểu diễn đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 31. Hành vi xâm phạm quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn
Hành vi sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu huỷ hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu bản định hình vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy bản định hình vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 33. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn
Hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 34. Hành vi xâm phạm quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình
Hành vi sao chép, trích chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình
Hành vi phân phối bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 36. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại đã công bố
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại đã công bố không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại đã công bố trong nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng, các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ vi phạm từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 37. Hành vi xâm phạm quyền công bố, sản xuất và phân phối bản ghi âm, ghi hình
Hành vi công bố, sản xuất và phân phối bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 38. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu nguyên liệu, vật liệu được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy bản định hình chương trình phát sóng vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 39. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng.
Hành vi xâm phạm quyền phân phối bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 40. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu bản định hình chương trình phát sóng vi phạm, nguyên liệu, vật liệu được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy bản định hình chương trình phát sóng vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 41. Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng
Hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều này;
Điều 42. Hành vi trích ghép chương trình phát sóng
Hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng trở lên;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 43. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã đi thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thề quyền liên quan.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cố ý thu hoặc phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với thiết bị quá cảnh vi phạm hoặc buộc tái xuất đối với thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 44. Hành vi chiếm đoạt quyền liên quan
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền thân nhân của người biểu diễn sau:
a) Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
b) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền tài sản sau của người biểu diễn:
a) Quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp trên bản ghi âm, ghi hình;
b) Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
c) Quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
d) Quyền phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền tài sản sau của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
a) Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình;
b) Quyền phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền tài sản sau của tổ chức phát sóng:
a) Quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng;
b) Quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng;
c) Quyền định hình chương trình phát sóng;
d) Quyền sao chép bản định hình chương trình phát sóng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ từ 90 ngày đến 180 ngày đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản gốc, bảo sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 45. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa của khung hình phạt quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa của khung hình phạt quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
7. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đội trưởng Đội Nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chi Cục trưởng Hải quan, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
8. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
9. Chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trưởng Công an xấp xã có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
10. Chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đội trưởng của chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trưởng đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 32 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 32 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
11. Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền xử phạt các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Điều 46. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan ở địa phương mình.
2. Chánh Thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.
Trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì chuyển hồ sơ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
3. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người theo quy định của Nghị định này thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm thực hiện.
Chương 4.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 47. Khiếu nại, tố cáo
1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
3. Việc khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 48. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 49. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hành vi vi phạm trong quá trình chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì bị xử lý theo quy định tại Điều 122 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 50. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2009. Nghị định này thay thế các quy định tại Điều 44, 45, 46 và Điều 47 Mục 7 Chương II và các quy định khác tại Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin trái với quy định tại Nghị định này.
Điều 51. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KGVX (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng